Download Acrobat to view PDF files
Download unicode fonts (Times New Roman & Arial) to read Vietnamese characters
[NOTE: When you click on a PDF file, the Vietnamese fonts may take a few seconds to come alive, please be patient]
Problems? Suggestions? Click here
HỘI THẢO HÈ 2001
20-21 tháng 7, 2001
Aix-en-Provence, Pháp

Việt Nam:
Các Vấn Đề Văn Hoá Xã Hội Trong Giai Đoạn Hội Nhập

Ngày 20 & 21 tháng 7 năm 2001
Đại học Provence, Pháp

SALLE DES PROFESSEURS
Faculté des Lettres
Université de Provence
29 Avenue Robert Schuman
13090 AIX EN PROVENCE


Các Đề Tài Đã Gởi Đến Ban Tổ Chức
Cập nhật: 18 tháng 7, 2001
  • Bùi Trọng Liễu (Pháp): Vài Suy Nghĩ Tản Mạn về Vấn Đề Giáo Dục Đào Tạo trong Khung Cảnh Toàn Cầu Hoá [Abstract] [Bài dạng PDF]
  • Cao Huy Thuần (Pháp): Can Thiệp về Nhân Quyền [Bài dạng PDF]
  • Đỗ Tuyết Khanh (Thụy Sĩ): Quyền Tự Chủ Quốc Gia về Chính Sách Kinh Tế và Chuẩn Quốc Tế Trong Kinh Doanh [Bài dạng PDF]
  • Lê Văn Cường (Pháp): Technology and Growth for Developing/Developed Countries [Bài dạng PDF]
  • Ngô Trung Việt (Việt Nam), Trần Lưu Chương (Việt Nam), Đỗ Bá Phước (Mỹ), Nguyễn Quang Hồng (Việt Nam), Ngô Thanh Nhàn (Mỹ), Nguyễn Hoàng (Mỹ), Đỗ Tuyết Khanh (Thụy Sĩ), Phạm Ngưng Hương (Thụy Sĩ), Hà Dương Tuấn (Pháp), và Hồ Văn Tiến (Thụy Sĩ):Phát Triển Phần Mềm Chữ Nôm (Bài dạng PDF) [Bài đoc thêm: Ngô Thanh Nhàn (Mỹ) Đơn Vị Chính Tả (Bài dạng PDF)]
  • Ngô Vĩnh Long (Mỹ): Về Vấn Đề Cải Cách Giáo Dục Việt Nam (Bài dạng PDF)
  • Nguyễn Huỳnh Mai {Bỉ): Vài Câu Hỏi về Hiện Trạng Xã Hội Việt Nam [Abstract]
  • Nguyễn Hữu Liêm (Mỹ): Những Vấn Đề Pháp Chế Căn Bản của Việt Nam [Bài dạng PDF]
  • Nguyễn Mạnh Hùng (Canada): Về Chênh Lệch Thu Nhập Vùng và Giữa Thành Thị-Nông Thôn trong Kinh Tế Việt Nam [Bài dạng PDF]
  • Nguyễn Ngọc Giao (Pháp): Đi Tìm Những "Giá Trị Châu Á" [Bài dạng PDF]
  • Phạm Đỗ Chí (Mỹ): Câu Chuyện Đóng Góp của Nhà Kinh Tế (Bài dạng PDF)
  • Merle Ratner (Mỹ): Winning Hearts & Minds: Combatting Cultural Imperialism to Defend Independence (Bài dạng PDF)
  • Trần Hữu Dũng (Mỹ): Sở Hữu Trí Tuệ, Phát Triển và Toàn Cầu Hoá Kinh Tế [Bài dạng PDF]
  • Trần Quốc Hùng (Anh): Khu Vực Hoá và Toàn Cầu Hoá Tại Châu Á Thái Bình Dương [Bài dạng PDF]
  • Trần Văn Thọ (Nhật): Vấn Đề Phát Triển trong Công Bằng trong Thời Đại Toàn Cầu Hoá [Bài dạng PDF]
  • Tương Lai (Việt Nam): Đôi Điều Suy Ngẫm về Chiều Cạnh Văn Hoá Của Sự Hội Nhập Trong Bối Cảnh của Toàn Cầu Hoá (Bài dạng PDF)
  • Võ Xuân Hân (Mỹ): Doanh Nhân Việt Nam, Người Là Ai? (Bài dạng PDF)
  • Vũ Quang Việt (Mỹ): Trí Thức, Toàn Cầu Hoá, Bản Sắc Văn Hoá Dân Tộc Trong Phát Triển (Bài dạng PDF)
  • Vũ Quang Việt (Mỹ): Kinh Tế Thị Trường và Xã Hội Công Dân Như Một Hệ Thống: Trường Hợp Việt Nam (Bài dạng PDF)
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO [pdf]

Những Hội Thảo Đã Tổ Chức
  • Hội Thảo New York 1998: Vấn Đề Biển Đông (Kỷ yếu xuất bản mùa hè 2001)
  • Hội Thảo Liège 1999: Việt Nam: Định Chế Xã Hội và Phát Triển
  • Hội Thảo New York 2000 : Việt Nam và Vấn Đề Toàn Cầu Hoá -- Kỷ yếu Hội Thảo
  •  
    ĐƯỜNG ĐI TỪ PARIS TỚI AIX-EN-PROVENCE

    1. ĐƯỜNG BAY : Aix en Provence ở gần cảng Marseille, có chung phi trường Marignane. Tuy nhiên, phần lớn các đường bay Paris-Marignane là đường bay nội địa, khởi hành từ phi trường ORLY [phía nam Paris], trong khi hầu hết các máy bay quốc tế đến Paris lại hạ cánh ở phi trường CHARLES DE GAULLE [phía bắc]. Do đó, phải đi xe "thoi" từ phi trường CDG đến phi trường ORLY.

    2. XE LỬA: bắt đầu từ ngày 10.6, đường xe lửa cao tốc TGV nối liền PARIS với Địa Trung Hải đã khánh thành, từ Paris đến Aix-en-Provence [gần 700km] mất vừa đúng 3 giờ. Mỗi ngày có nhiều chuyến khởi hành từ nhà ga GARE DE LYON [Paris] đi thẳng tới Aix: 0630, 0754,1020, 1420, 1653, 1750, 1920 [thí dụ chuyến đầu khởi hành lúc 06g30, đến Aix lúc 09g20, chuyến thứ ba còn nhanh hơn: đi 10g20, đến 13g14]. Từ sân bay CHARLES DE GAULLE, có thể đi xe lửa vào PARIS, đến trạm CHATELET thì đổi tuyến, sang đường A đến trạm GARE DE LYON. Mặt khác, đây là điểm mới: mỗi ngày có hai chuyến TGV đi thẳng từ ga xe lửa CHARLES DE GAULLE đi AIX EN PROVENCE: 1011 [đến 1344], 1311 [đến 1629]. Đó là không kể những chuyến đi thẳng tới MARSEILLE, từ đó đi xe lửa bình thường lên AIX [nửa giờ]. Chú ý : [1] nhà ga TGV ở Aix là nhà ga mới, ở ngoài thành phố, có xe buýt navette đưa vào trung tâm thành phố ; [2] xe lửa Pháp nói chung và TGV nói riêng chạy đúng giờ, song trong tuần qua [là tuần lễ đầu tiên], có nhiều chuyến đến chậm từ 30 phút đến 1 giờ, hi vọng tới trung tuần tháng 7, mọi sự trục trặc sẽ được khắc phục; [3] mấy triệu người đã giữ chỗ xe lửa cho mùa hè, nên muốn bảo đảm có chỗ, các bạn nên giữ chỗ trước, thông qua các hãng du lịch, hay qua trạm internet của Cục đường sắt Pháp.

    3. ĐƯỜNG BỘ: nên thuê xe [Hertz, Avis...] trước từ nước ngoài [giá rẻ hơn nhiều so với giá thuê tại chỗ], lấy xe tại sân bay, đi về phía PARIS bằng xa lộ A3, khi nào thấy bảng chỉ LYON thì cứ việc theo hướng này [như vậy tránh phải vào nội thành Paris]. Xa lộ đi từ PARIS tới LYON dài khoảng 450 km. Khi gần tới LYON, đi theo mũi tên chỉ MARSEILLE để tránh đi vào thành phố. Cứ theo hướng chỉ MARSEILLE cho đến khi nào có chỉ dẫn đi về AIX EN PROVENCE [Chú ý : Ở Pháp, bảng chỉ hướng đi xa lộ màu xanh lơ đậm, chữ trắng -- đừng nhầm với bảng màu xanh lá cây chỉ đường quốc lộ. Xa lộ ở Pháp giới hạn vận tốc 130 km/g, phải trả tiền mãi lộ, có thể trả bằng thẻ tín dụng].


    GỢI Ý

    A. TOÀN CẦU HÓA VÀ ĐỊNH CHẾ
    CHO NỀN KINH TẾ XÃ HỘI TOÀN CẦU

  • Toàn cầu hoá là gì trong giai đoạn hiện nay và sắp tới?  Vai trò của công nghệ thông tin và sinh học?  Ảnh hưởng văn hoá và giá trị xã hội mới nó áp đặt ?
  • Hệ thống pháp luật và chuẩn mực kinh doanh quốc tế trong nền kinh tế toàn cầu: xem xét thực trạng, yêu cầu và khả năng thay đổi. Vai trò của các tổ chức quốc tế, vai trò của các nước phát triển và đang phát triển.
  • Quyền tự chủ quốc gia về chính sách kinh tế và chuẩn quốc tế trong kinh doanh.
  • B. PHÁT TRIỂN, CÔNG BẰNG
    VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

    I. Vấn đề phân hoá giàu nghèo

  • Hình thành định chế quốc tế để giải quyết vấn đề phân hoá.
  • Vai trò của “xã hội dân sự”.
  • Vai trò của các nước đang phát triển.
  • II. Đạo đức kinh doanh


  • Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường.
  • Tham nhũng trong kinh doanh.
  • Hiện tượng chiếm hữu công sản ở các nước đang chuyển đổi.

  • III. Giá trị châu Á

  • Có giá trị châu Á không? Nếu có nó là gì? Hài hoà giữa phát triển, ổn định và an sinh xã hội, dân chủ? Thúc đẩy hay cản trở phát triển trong nền kinh tế toàn cầu hoá?
  • Có đối kháng giữa giá trị châu Á và giá trị tây phương không?
  • Trở lại đầu trang