Vài câu hỏi về hiện trạng xã hội Việt Nam

Nguyễn huỳnh Mai, luật và xã hội học gia, chuyên môn về phương pháp giáo dục (didactique) và phương pháp nghiên cứu (méthodes d'investigation), nguyên giãng sư Đại học Liège, hiện là giáo sư HEMES (Haute Ecole Mosane d'Enseignement Supérieur) Liège (Bỉ).
 

Nhập đề:

Câu hỏi khởi đầøu là giai đoạn thứ nhất trong quá trình nghiên cứu xã hội. Câu hỏi này thừơng đi từ những quan sát sơ khởi nhận định về hiện tựơng, nhu cầu hay vấn đề xã hội.

Đặt chân xuống đất Việt Nam, tôi như người từ cung trăng đến và không hiểu gì hết :

    . lương chính thức một thẫm phán là 300.000 đồng/tháng nhưng người giử con cho chính thẫm phán đó được trả 450.000 đồng/tháng. Giá một xe gắn máy cũ trên 10 triệu còn nhà đất thì kể như vượt quá tầm tay vì phải trả bằng vàng. Ở Bỉ, thẩm phán là thuộc giai cấp thượng lưu.

    . trong nhiều gia đình, 3 thế hệ ở chung với nhau và tổng hợp cả 3 tới 4 hay 5 cặp vợ chồng với con cái. Hay ngược lại, vợ chồng, vì sinh sống hay nghề nghiệp ở xa nhau năm này qua tháng nọ và hầu như không liên hệ gì với nhau, kể cả không cấp dưỡng.

Vài câu hỏi ...

Sau một tháng đi vào lòng xã hội Việt Nam, quan sát và phỏng vấn tại chỗ đồng thời suy nghĩ từ những khái niệm lý thiết và so sánh với bối cảnh toàn cầu hóa, một số vấn đề sau đây có thể cần được nghiên cứu để hiểu rỏ hơn xã hội Việt Nam hầu hiểu biết, can thiệp, sửa đổi, hướng dẫn, trả lời nhu cầu xã hội trong chiều hướng của kỷ nguyên 21 .

Trong cấu trúc và sinh hoạt, xã hội Việt Nam rất nhiều lúc là sân khấu của nhiều giằng co giửa văn hóa cổ truyền, văn hóa xã hội chủ nghỉa và ảnh hưởng Tây phương.

1. Vấn đề bất bình đẵng xã hội. Vấn đề giai cấp xã hội ở Việt Nam ra sao, cấu trúc các giai cấp theo dạng nào (Marx, Weber, Warner hay Bourdieu, Lemel ?) Vấn đề thăng tiến xã hội ? Khoảng cách xã hội giửa các tầng lớp ? Bất bình đẵng gì về kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng (theo mẫu 4 vốn liếng của Bourdieu). Còn về ø chính trị, phải chăng lý thuyết của Weber (tư cách đảng viên của đảng đang cầm quyền là được có thế lực) vẫn còn hiệu lực ở Việt Nam ?

Dùng tiêu chuẩn nào để định chỗ đứng cá nhân trong bậc thang giai cấp ? để đo quảng đường thăng tiến xã hội của từng người ? Thăng tiến vì làm giàu, thăng tiến nhờ bằng cấp, nhờ chính trị ? Hay hoàn toàn bất động không thăng tiến (inertie sociale) ?

Làm sao kết hợp qui chế & tư cách chính thức và qui chế "chìm" (không chính thức) của một cá nhân để định vị trí của họ ?

Ngay đến cách cấu trúc xã hội theo lợi tức đã là một vấn đề khó : đâu là mức lợi tức giửa (revenu médian), lợi tức trung bình (revenu moyen), đâu là mức nghèo khó (seuil de pauvreté) ?

Làm sao điều tra thu nhập=tiêu xài trong gia đình tại Việt Nam (enquête budgetdes ménages) để phân biệt các nhu cầu và các ưu tiên tiêu xài trong việc thỏa mãn các nhu cầu ? Ai quản lý ngân quỉ gia đình ?
 

2. Vấn đề cấu trúc & sinh hoạt gia đình ở Việt Nam : gia đình hạt nhân ? gia đình với 3, 4 thế hệ ? liên hệ thế nào giửa các thế hệ ? giải quyết thế nào các tranh chấp khó khăn giửa các thế hệ ? Nhất là trong giai đoạn với nhiều thay đổi lớn và ảnh hưởng nước ngoài.

Gia đình và vai trò nuôi dạy trẻ, xã hội hóa trẻ con, truyền giao và bảo tồn văn hóa ? Mà nét văn hóa nào cần bảo tồn ?

Hôn nhân tại Việt Nam ? Vấn đề chọn vợ chọn chồng ? tự do hôn nhân ? Kết hôn hay sống chung ? Các mẫu sống chung ? Liên hệ chồng vợ tại Việt Nam. Ly dị, tỉ lệ và lý do đưa đến ly dị ? Mô hình lý thuyết nào đêû nghiên cứu về hôn nhân & gia đình ở Việt Nam

(Parsons, Roussel, Girard, Kelleralls ) ?

Và những câu hỏi khác như vai trò của thanh niên trong sự biến đổi xã hội, vai trò của học đường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, ...

Kết luận :

Thay vì sống tạm, sống qua ngày, muốn sống thực, sống tốt (với qualité de vie) thì phải quản lý cuộc sống. Mà muốn quản lý thì phải hiểu biết. Phải hiểu biết thực trạng xã hội Việt Nam để bước vào hội nhập toàn cầu. Bao nhiêu câu hỏi trên là bao nhiêu đề tài cần nghiên cứu.