Toàn cầu hoá
và các vấn đề về con người Việt Nam
T
rong bối cảnh mở cửa hội nhập với việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt Mỹ,
Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, chiến tranh chống khủng bố
của Mỹ, và quan hệ quốc tế ở Ðông Nam Á, kỳ Hội thảo này chúng tôi sẽ
tiếp tục nghiên cứu một số vần đề liên quan đến kinh tế xã hội và con
người Việt Nam. Sau đây là những vấn đề chính:
1. Kinh tế Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và khu vực Ðông Nam Á:
- Việt Nam và
những thay đổi về thể chế luật pháp, kinh tế mà Hiệp định
Thương mại Việt Mỹ đòi hỏi: lợi ích, khó khăn và thách thức;
- Cuộc cạnh
tranh giữa Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á vào thị trường
Mỹ: chiều hướng phát triển kinh tế của Mỹ và các nước Ðông Nam
Á trong những năm tới, lợi thế và khó khăn của Trung Quốc, khả
năng cạnh tranh của Việt Nam;
- Bối cảnh quan
hệ quốc tế ở Ðông Nam Á;
- Khả năng và
biện pháp nâng cao trình độ tri thức ở Việt Nam trong đó có
vấn đề giáo dục.
2. Chủ nghĩa Mác và Việt Nam: Trong quá trình toàn cầu
hoá nói chung và hội nhập vào kinh tế thế giới nói riêng của Việt Nam,
chúng ta thử tìm hiểu lại và cập nhật hoá một số khái niệm Mác Xít cơ
bản về kinh tế, xã hội và chính trị để xem giá trị ứng dụng của chúng
trong định hướng một xã hội chủ nghĩa trên nền tảng kinh tế thị trường
“hiện đại và văn minh”. Những câu hỏi cần đặt ra: thế nào là chủ nghĩa
xã hội? Kinh tế thị trường? Quyền con người?
|