Download Acrobat to view PDF files
Download ABC fonts> to read Vietnamese characters
[NOTE:
When
you click on a PDF file, the Vietnamese fonts may take a few seconds to
come alive, please be patient]
Problems? Suggestions? Click here
Hội thảo Hè 2000
8-9 tháng 7, 2000
New York
|
Gọi bài tham gia đợt 1
Hội thảo hè 2000
Việt nam và vấn đề toàn cầu hoá
Tháng 7 năm 2000
New York University (Mỹ)
Thời gian: 8-9 tháng 7, 2000 (9 giờ sáng đến 6 giờ chiều)
Nơi hội thảo: New York University, New York City, Mỹ.
Room 713 Main
Building, New York University (NYU), có thể vào một trong hai cửa: 100 Washington Square East,
hoặc 33 Washington Place. Trong trường hợp hỏi đường có thể hỏi đường 4th street tới NYU. West 4th street
chính là đường Washington Square South, Washington Square East cắt ngang Washington Square South
(cả hai đường bọc quanh Washington Square Park).
Bài vở
-
Dự thảo về đề tài viết abstract một trang) kèm theo lý lịch nghề nghiệp (6 dòng) và địa chỉ liên lạc xin gửi về Ngô Thanh Nhàn
trước ngày 30 tháng 3 năm 2000.
Trong trường hợp có bài trùng nhau hoặc không hợp đề tài, Ban Tổ chức sẽ thông báo lại các bạn. Bài viết nộp bản trước ngày 1 tháng 6 năm 2000.
-
Tiêu chuẩn bài: bài viết do Ban Tổ chức chọn lọc hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn có nghiên cứu khoa
học. Trong trường hợp bài có giá trị khoa học nhưng không hoàn toàn phù hợp với đề tài của Hội thảo, bài cũng có thể sẽ được chọn, nhưng thời gian dành cho thảo luận sẽ bị hạn chế.
-
Bài chọn sẽ được đưa lên webpage, http://www.homestead.com/vhi,
và mạng đối xứng.
-
Bài viết bằng tiếng Việt, dùng bộ chữ ABC 2.0. Nếu cần bộ chữ này, các bạn có thể lấy ở đây.
-
Để biết được nội dung bài vở và cách tổ chức lần trước, các bạn có thể coi các bài trong hội thảo Liège 1999 tai Bỉ.
-
Địa chỉ gửi bài:
Ngô Thanh Nhàn, email: nhan@cims.nyu.edu,
P.O. Box 303 - Prince St., New York, NY 10012-0006 USA, điện thoại +1 (212) 420-1586, fax: +1 (212) 529-2891.
Người tham dự
Ngoài các bạn gửi bài được mời tham dự, Ban Tổ chức cũng sẽ mời một số người nghiên cứu từ Việt Nam tham gia Hội thảo.
Tài chính
-
Hội thảo Hè 2000 do Linguistic String Project thuộc Đại học New York University và The Vietnamese Heritage Institute đồng tài trợ.
-
Tài chính cá nhân hoàn toàn do cá nhân người tham dự trách nhiệm.
-
Ban Tổ chức có thể sẽ tài trợ một vài người nghiên cứu từ Việt Nam, nếu có khả năng.
Tổ chức địa phương
-
Ban Tổ chức sẽ cố gắng xếp đặt chỗ ở cho các bạn tại phòng nội trú sinh viên, nếu có chỗ. Chúng tôi cũng sẽ liên lạc với một vài khách sạn để các bạn giữ chỗ trực tiếp với giá phải chăng.
-
Địa chỉ liên lạc: Đào Vân Hương, email: DaoSys@interport.net,
điện thoại +1 (212) 675-0046, fax: +1 (212) 633-6907.
Ban tổ chức
Lê Văn Cường (Pháp), Cuong.Le-Van@univ-paris1.fr,
Trần Hữu Dũng (Mỹ), Tran.Dung@wright.edu,
Nguyễn Ngọc Giao (Pháp), Don.Nguyen@wanadoo.fr,
Trần Hải Hạc (Pháp), TranHH@wanadoo.fr,
Đào Văn Hương (Mỹ), DaoSys@interport.net,
Ngô Vĩnh Long (Mỹ), NVLong@maine.maine.edu,
Ngô Thanh Nhàn (Mỹ), nhan@cims.nyu.edu,
Nguyễn Minh Thọ (Bỉ), Minh.Nguyen@chem.kuleuven.ac.be,
Vũ Quang Việtt (Mỹ), VuQuangViet@hotmail.com.
*
Một số gợi ý đề tài hội thảo hè 2000
Việt Nam và vấn đề toàn cầu hoá
Sau đây là một số điểm khái quát với mục đích gợi ý giúp các bạn hiểu hơn hướng chính thảo luận trong Ban Tổ chức và một số điểm đã thảo luận tại Hội thảo Hè 1999 tại Liège (Bỉ).
Hội thảo gồm có hai đề tài: đề tài chính tập trung vào Việt Nam và vấn đề toàn cầu hoá, đề tài thứ hai tập trung vào vấn đề tuyển sinh trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
Các bạn có thể gửi đề nghị thêm bớt vào các điểm gợi ý sau đây ? xin chuyển về Ngô Thanh Nhàn theo địa chỉ trên.
Đề tài chính:
Toàn cầu hóa: Mở cửa, việc hoà nhập vào thị trường thế giới và chiến lược phát triển của Việt nam và các nước đang phát triển.
Vấn đề mở cửa toàn diện, hoà nhập với thế giới và chấp nhận các điều kiện của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) (và tương tự, như APEC) được rất nhiều người coi là chuyện đương nhiên. Thật ra có phải thế không hay chỉ là một thứ "thời trang"?
Vai trò, ý nghĩa và ảnh hưởng của công nghệ thông tin với tư cách là cơ sở kỹ thuật của quá trình toàn cầu hoá và quá trình hoà nhập vào thị trường thế giới qua internet. Hội thảo hy vọng sẽ đi vào nghiên cứu một số vấn đề sau:
1. Công nghệ thông tin, mạng internet, e-commerce
và toàn cầu hoá
Cơ sở kỹ thuật cơ bản của vệ tinh, internet, ngôn ngữ hệ văn phòng mạng eXtensible Markup Language (XML),
xử lý song song, hệ thống các loại mạng, xử lý đa hệ, đa ngôn ngữ, v.v. máy tính cá nhân ngày càng nhanh, gọn, bộ lưu trữ lớn, nối nhau dễ dàng, v.v. Điều này cho phép ngân hàng, các công ty đa quốc gia, mở rộng và kiểm soát thị trường buôn bán
(ví dụ,
e-commerce)
? cho phép tiến trình toàn cầu hoá diễn ra trước mắt chúng ta... do các chính phủ và các tổ chức trên chính phủ tổ chức và kiểm soát (từ thành viên, nhóm thảo luận, khu vực, cho đến tác quyền, nhãn hiệu, v.v.). Chúng loại bỏ khả năng tham gia của đại đa số công dân trên thế giới vì nghèo. Các tiến trình thương lượng kín, phi quy chế hoá (deregulation), bỏ mức lương tối thiểu, bỏ quyền lao động, bỏ các trách nhiệm xã hội, bỏ các trách nhiệm bảo vệ môi trường, bỏ các trách nhiệm tội ác quá khứ của chủ nghĩa nô lệ, thực dân (trade not aid) đã và đang làm tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo, tăng nhanh số dân nghèo và không nhà cửa hết sức nhanh chóng, v.v. Điều này có ảnh hưởng gì đến khái niệm xã hội công dân, hay chính khái niệm xã hội, tổ quốc, dân tộc, dân chủ, v.v. và vai trò của công nghệ thông tin ? Xã hội tương lai là xã hội của các tư cách pháp nhân thương mại hoạt động trên một môi trường công nghệ thông tin mà đại chúng không còn khả năng ảnh hưởng được ?
2. Vấn đề WTO và các hiệp định thương mại khu vực
-
WTO với các hiệp định, ghi nhớ đã giải quyết được vấn đề gì và những gì chưa giải quyết được? [Sơ lược WTO đã đạt được các nhiều thoả ước về lịch trình mở rộng mậu dịch hàng hoá trừ nông phẩm mà Liên Hiệp Âu châu (EU) và Nhật muốn bảo vệ; hiệp định về dịch vụ và đầu tư nước ngoài vẫn còn trong giai đoạn sơ khai]. Chống phá giá (Anti-dumping), bảo vệ lao động và bảo vệ môi trường đã được các nước phát triển sử dụng như thế nào để ngăn chặn hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển?
Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp sinh sau đẻ muộn (infant industry), các nước đang phát triển được phép kéo dài thêm lịch trình áp dụng thoả ước, hoặc một số ngoại lệ khác, những ngoại lệ này là gì và các nước đang phát triển có thể sử dụng được nó ở mức độ nào?
-
Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp sinh sau đẻ muộn (infant industry), các nước đang phát triển được phép kéo dài thêm lịch trình áp dụng thoả ước, hoặc một số ngoại lệ khác, những ngoại lệ này là gì và các nước đang phát triển có thể sử dụng được nó ở mức độ nào?
-
Các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, muốn nhanh chóng thực hiện và đạt được các thoả ước về dịch vụ, vì đó là thế mạnh của họ. Riêng các nước đang phát triển gần như không có dịch vụ đáng kể để xuất trừ: xây dựng và một ít trí tuệ về phần mềm. Nhưng việc xuất hai loại dịch vụ này tùy thuộc trực tiếp vào khả năng xuất khẩu lao động, nhưng lại bị ngăn chặn bởi hàng rào hạn chế nhập cư. Những vấn đề này sẽ xử trí ra sao?
-
Âu châu kêu gọi mở cửa nhưng lại tạo ra khối EU để tự bảo vệ mình, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada và Mễ Tây Cơ) cũng thế. Ngoài ra Mỹ vẫn đặt các luật lệ quốc tế mà họ ký dưới luật của họ (coi việc Quốc hội Mỹ không chịu phê chuẩn đóng tiền cho Liên Hợp Quốc trong rất nhiều năm, hoặc Mỹ không chấp nhận quyết định của toàn án quốc tế về Nicaragua trước đây làm ví dụ). Vai trò của các tổ chức thương mại khu vực có ý nghĩa gì? Nó mâu thuẫn hay bổ sung cho WTO?
-
Có giảm hoặc mất chủ quyền khi tham gia WTO không ? ngay cả nhiều người dân Mỹ cũng đặt vấn đề?
-
WTO tự quảng cáo là sẽ đưa tốc độ phát triển kinh tế thế giới cao hơn trước, dĩ nhiên là có nước được hưởng lợi hơn nước khác, nhưng quan trọng hơn cả là trong nội bộ nền kinh tế của từng nước, lao động liên quan trực tiếp đến khu vực xuất khẩu sẽ lợi hơn và khu vực phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu sẽ thiệt hơn. ở các nước phát triển, khu vực liên quan đến sở hữu trí tuệ sẽ có thu nhập cao, còn các khu vực khác sẽ rất thấp. ý nghĩa của quá trình phân hoá thu nhập này với chính trị các nước, đặc biệt là các nước phát triển? Biểu tình chống WTO ở Mỹ là kết quả của quá trình này. Vì sao biểu tình tại Seattle (Mỹ) chống WTO đã làm kỳ họp "thiên niên kỷ" thất bại, quan điểm nào đã làm cho các vụ biểu tình chống WTO càng ngày càng lớn ? mà Tổng thống Mỹ Clinton cũng phải bỏ chiến lược của mình để chạy theo lấy điểm.
3. Sở hữu trí tuệ
-
Vấn đề tự do thương mại dịch vụ liên hệ trực tiếp với sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ liên quan trực tiếp đến các điều khoản đã được công ước hoá bởi WTO và với thể chế và chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay. Có lẽ sở hữu công cụ vật chất dùng trong sản xuất ngày càng ít quan trọng đi và sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng lên. Sở hữu trí tuệ là mặt mạnh của Mỹ. ý nghĩa của vấn đề này như thế nào? Có phải các nước đang phát triển cố lắm cũng sẽ chỉ là người làm công rẻ tiền khi sở hữu trí tuệ trở thành công cụ bá chủ không? Có hai vấn đề lớn liên quan đến chuyện này: Toà án Mỹ cho phép cấp patent cho người Mỹ về tất cả những ý niệm gọi là mới trong hệ thống phần mềm cho internet (chẳng hạn như mua hàng thẳng chỉ cần bấm chuột một lần thay vì hai lần, hay là khi có người mua thông qua một webpage nào đó (có quảng cáo) thì webpage đó được chia sẻ một phần dịch vụ phí ? ý niệm này đã được một công ty Mỹ sở hữu patent, do đó mọi người đều trả phí cho nó nếu dùng ý niệm này. Các công ty hiện nay đổ xô xin patent các ý niệm. Cũng quan trọng không kém là các nhân tố lấy từ trong thiên nhiên ở các nước đang phát triển để chữa bệnh, nhưng các nước đang phát triển lại không được thụ hưởng patent. Có lẽ còn nhiều vấn đề khác nữa cần nghiên cứu. Nói tóm lại, về sở hữu trí tuệ các nước phát triển nắm cả và trong tương lai khi nền kinh tế sẽ dựa chủ yếu vào sở hữu trí tuệ thì các nước đang phát triển còn gì? Do đó cần nghiên cứu thế nào là sở hữu tư nhân công cụ sản xuất (vật chất hay trí tuệ), sở hữu này thể hiện như thế nào ở các nước? Luật pháp, thời hạn bảo vệ có giống nhau không? Liên quan đến điều khoản của WTO như thế nào?
-
Liên quan đến thể chế ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội được hiểu là công hữu tư liệu sản xuất. Công hữu lại được hiểu là sở hữu nhà nước và hiện nay thì sở hữu nhà nước lại được hiểu là sở hữu công ty quốc doanh. Ý nghĩa của sở hữu trí tuệ đối với chiến lược ở Việt Nam sẽ như thế nào? Liệu nhà nước có quốc doanh hoá được sở hữu trí tuệ không?
4. Tự do hoá dòng chảy tư bản: chính sách của Mỹ, IMF và WTO
-
Tự do xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là tự do hoá dòng chảy tư bản, là chiến lược của Mỹ nhằm xâm nhập vào thị trường các nước một cách toàn diện. Hiệp định sơ bộ của WTO cũng đã đi đến một số đồng ý về nguyên tắc, nhưng chưa đạt được các thoả thuận về nội dung cụ thể và lịch trình thực hiện. Vấn đề này sẽ đi đến đâu và có ý nghĩa gì sau cuộc khủng hoảng ở các nước đông và đông Nam á? Các nước như Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan đã thực hiện tự do dòng chảy tư bản và tự do chuyển đổi ra ngoại tệ chưa? Họ đã mở cửa toàn diện cho đầu tư nước ngoài hay còn vẫn giữ một mức hạn chế nhất định? Bài học của Mã Lai? Vai trò của Quỹ Tiền tế Quốc tế (IMF) sẽ tiếp tục như hiện nay hay sẽ phải điều chỉnh và điều chỉnh như thế nào?
5. Việt Nam làm gì
-
Các nước Á Châu trước đây ngóc cổ lên có phải là vì họ bảo vệ thị trường nội địa của họ nhưng đồng thời lại có chiến lược phát triển xuất khẩu để xâm nhập vào thị trường các nước phát triển? Điều này có lẽ không thể tiếp tục trong thời đại này nhưng phải chăng không còn kẽ hở, như việc WTO chấp nhận các chiếu cố đối với một số nước đang phát triển. Có thể sử dụng kẽ hở này không và như thế nào? Tại sao ấn Độ là thành viên của WTO mà hiện nay họ còn đóng cửa hơn Việt Nam nhiều.
-
Việc Việt Nam sửa soạn ký hiệp định thương mại với Mỹ sau khi đăng ký vào WTO có phải là một thất thố lớn không? Nhiều điều khoản ký với Mỹ còn nặng nề hơn với WTO như mở rộng thị trường dịch vụ cho Mỹ. Hiệp định lại phải bị Quốc hội Mỹ xét lại từng năm, không khác gì như đối với Trung Quốc, do đó họ có thể dùng bất cứ một lý do nào đó để gây khó khăn. Khi đã nuốt rồi, kinh tế đã mở rộng rồi mà bị Mỹ bóp lại mới là vấn đề. Trung Quốc là nước lớn, là thành viên của Hội đồng Bảo An của LHQ nên có thế của nó. Việt Nam hoàn toàn không có thế gì cả. Như vậy Việt Nam có nên nhanh chóng vào WTO, để không bị hiệp định song phương với Mỹ đè không và có thể có khả năng nhanh chóng vào không và phải làm gì để vào?
-
Làm gì để phát triển trí tuệ và sở hữu trí tuệ?
Đề tài thứ hai:
Vấn đề tuyển sinh trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay
-
Giáo dục ở Việt Nam đang gặp vấn đề rất lớn là học sinh phải học thêm rất nhiều, chủ yếu là để được tuyển chọn vào các trường trung học tốt và đại học. Giờ học thêm không kém giờ ở trong trường. Ai cũng than phiền học sinh không còn giờ chơi, và đọc sách để hiểu biết thêm. Con nhà nghèo không có khả năng cạnh tranh với con nhà giầu. Điều này được nhiều người phân tích là do hai lý do sau gây ra: (1) hệ thống tuyển sinh chủ yếu dựa vào điểm thi; (2) các bài thi thì có tính đánh đố, nếu qua nhiều thời gian học tủ, học mẹo thì mới có hy vọng được tuyển chọn. Đề tài về tuyển chọn học sinh hy vọng sẽ giải quyết vấn đề học thêm này?
-
Vấn đề tuyển chọn trong giáo dục ở trung học và đại học: Các yếu tố tuyển chọn: khả năng, hữu hiệu, công bằng xã hội. Tuyển chọn học sinh có phải chỉ dựa vào điểm hay là khả năng trí thức không? GS Hoàng Tụy có đặt vấn đề là liệu những học sinh có điểm cao từ thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội có nhất thiết giỏi hơn các học sinh ở vùng nghèo, vùng xa không có điều kiện học thêm không? Nếu chỉ dựa vào "giỏi", làm sao đo tiềm năng giỏi này? Có bài phản bác đề nghị của Hoàng Tụy vì cho rằng có nơi thử làm thì bố mẹ mua thày cô giáo để được xếp hạng cao trong các kỳ thi thực hiện của trường. Phản bác này có hợp lý không? Vấn đề nhận theo tỉ lệ sắc tộc (quota) của Mỹ trước đây và ở Mã Lai hiện nay có nhất thiết là sai không? Nếu không theo quota, có chắc gì người bản xứ Mã Lai ngoi lên như hiện nay so với người gốc Hoa không? Nếu cần quota, Việt Nam cần quota kiểu gì -- theo tỉ lệ dân số vùng địa phương, theo sắc tộc, v.v. ? hay hoàn toàn không cần đến nó?
-
Trần Quốc Hùng:
Nền kinh tế mới toàn cầu hóa và thử thách đối với các nước đang phát triển [PDF] (Bản thảo lần 3)
-
Tham luận của Vũ Quang Việt
-
Vũ Quang Việt:
Cơ sở triết lý và kinh tế chính trị của sở hữu: ý nghĩa của sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế mới [PDF] (Bản thảo lần 3)
-
Đỗ Tuyết Khanh: WTO sau hội nghị Seattle: Vài vấn đề chính trong giai đoạn tới [PDF] (Bản thảo lần 2)
-
Hà Dương Tuấn: Toàn cầu hóa công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm [PDF] (Bản thảo lần 2)
-
Đặng Quốc Kỳ: Toàn cầu hóa trí tuệ Việt Nam để góp phần phát triển quê hương [PDF]
-
Tương Lai: Đối diện với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế [PDF] (Bản thảo lần 2)
-
Trần Hữu Dũng: Toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa [PDF]
-
Góp ý
-
Vũ Quang Việt: Chuẩn tiếng Việt: câu chuyện quá cũ nhưng vẫn mới
-
Đỗ Bá Phước: Thống nhất chữ Việt trên máy tính theo chuẩn quốc tế Unicode [PDF]
-
Nguyễn Huỳnh Mai: Về vấn đề tuyển sinh
-
Vũ Quang Việt: Công khai ngân sách nhà nước: một dấu hỏi [PDF]
Trở lại đầu trang
7-06-00