XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ
CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM
TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
(IT2000-NY)
do
Nhóm Thảo luận trên Internet pp_list tổ chức
NƠI HỘI THẢO
Courant Institute of Mathematical Sciences, New York University, New York City, Mỹ.THỜI GIANNgày 10-11 tháng 7, 2000.BÀI VỞNguyễn Hoàng, email: Hoang_Nguyen@prodigy.net, điện thoại: +1 (714) 964-3890,
- Dự thảo về đề tài viết (abstract - một trang) kèm theo lý lịch nghề nghiệp (6 dòng) và địa chỉ liên lạc xin gửi về Nguyễn Hoàng và Hồ Văn Tiến trước ngày 30 tháng 6 năm 2000. Trong trường hợp có bài trùng nhau hoặc không hợp đề tài, Ban Tổ chức sẽ thông báo lại các bạn. Bài viết nộp bản trước ngày 1 tháng 7 năm 2000.
- Tiêu chuẩn bài: bài viết do Ban Tổ chức chọn lọc hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn có nghiên cứu khoa học và phù hợp với đề tài của Hội thảo. Trong trường hợp bài có giá trị khoa học nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với đề tài của Hội thảo, bài cũng có thể sẽ được chọn, nhưng thời gian dành cho thảo luận sẽ bị hạn chế.
- Bài viết bằng tiếng Việt, theo Unicode.
- Địa chỉ gửi bài và ghi tên tham dự:
Hồ Văn Tiến, email: hvtien@bluewin.ch, điện thoại: +41 22 367 23 03.TÀI CHÍNH
- Hội thảo Hè 2000 do Linguistic String Project thuộc Đại học New York University và The Vietnamese Heritage Institute đồng tài trợ.
- Tài chính cá nhân hoàn toàn do cá nhân người tham dự trách nhiệm.
- Ban Tổ chức có thể sẽ tài trợ một vài người nghiên cứu từ Việt Nam, nếu có khả năng.
TỔ CHỨC ĐỊA PHƯƠNG
Leo House
- Các anh chị nên đặt chỗ tại Leo House càng sớm càng tốt (giá phải chăng, chỉ những người ở ngoài Tp New York mới giữ phòng được). Xin các anh chị giữ chỗ ngay vì đây là cuối tuần lễ Độc lập Mỹ. Giá từ khoảng $60-$100 cho 1 đến 2 người. Các anh chị có thể huỷ 5 ngày trước mà không bị phạt tiền. Xin liên lạc trực tiếp với:
332 West 23rd Street
New York, New York 10011
Tel. (212) 929-1010 hay +1 800 732-2438
Fax: +1 212 366-6801MỤC TIÊU KỲ HỌP
Kỳ họp này nhằm đóng góp một số suy nghĩ trong việc Xây dựng và phát triển ngành Công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm (Software Industry) Việt Nam; tiến tới những hoạch định cụ thể nhằm hỗ trợ các dự án đào tạo nhân lực ngành công nghệ phần mềm [CNPM] do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường [KHCNMT] của Việt Nam chủ trương.
Đây chủ yếu là hai ngày thảo luận cụ thể, được tổ chức lần đầu và tương đối gấp rút. Vì vậy, để cho có hiệu quả nhất, chúng tôi nghĩ không nhất thiết phải có các tham luận khoa học chuyên sâu, nhưng cũng không cần thiết có những giới thiệu có tính cách ngắn hạn về các công ty hay sản phẩm. Chúng tôi hy vọng qua những ý kiến, câu hỏi thiết thực, thẳng thắn và xây dựng sẽ được nêu ra trong kỳ họp này, thiết lập được một quan hệ và một chương trình cộng tác lâu dài sau này giữa các chuyên gia CNTT ở Việt Nam và ở hải ngoại trên các chủ đề nói trên.
Nhân dịp một số chuyên gia thuộc nhiều ngành về tham dự Hội Thảo Hè 2000 tại Thành phố New York, Mỹ, Ban Tổ chức kỳ họp cũng muốn được dịp lắng nghe và trao đổi nhiều nhận định, ý kiến và đề nghị rộng rãi hơn trong vấn đề định hướng và thực hiện các kế hoạch thiết lập và xây dựng được một nền CNPM cho Việt Nam.
KHÁCH MỜI VÀ TRÌNH BÀY
Ngoại trừ những thay đổi ngoài ý muốn giờ chót, chúng tôi hân hạnh giới thiệu các khách mời từ Việt Nam sẽ trình bày các chủ đề sau đây :
Ngoài ra, chúng tôi chờ đợi sự có mặt và tham gia của:
- Chu Hảo (Thứ trưởng Bộ KHCNMT, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình KTKT về CNTT): Tình hình phát triển Công nghệ Thông tin Việt Nam và khả năng tham gia của người Việt Nam ở nước ngoài
- Nguyễn Kim Ánh (Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo về CNPM, Bộ KHCNMT) Chương Trình Đào tạo Công nghệ Phần mềm giai đoạn 2001-2005
- Trần Lưu Chương (Nhóm soạn thảo kế hoạch tổng thể về CNTT 2001-2005): Về phát triển và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005
- Đỗ Văn Lộc (Văn phòng Chương trình Kinh tế Kỹ thuật về CNTT): Về dự án phát triển Công Nghệ phần mềm Việt Nam giai đoạn 2001-2005
- Ngô Trung Việt (Viện Công nghệ Thông tin): Vấn đề nhân lực cho phát triển CNTT ở Việt Nam:
Bùi Quang Độ, Chủ tịch Đại học Văn Lang.
Bạch Hưng Khang, Giám đốc Viện Công nghệ Thông tin - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.
Đặng Quốc Kỳ, Viện nghiên cứu về những hiện tượng mất cân bằng (Institut de Recherche sur les Phénomènes Hors dOEquilibre), Đại học Điạ Trung Hải (Université de la Méditerranée), Pháp.
Hà Thế Minh, Công ty CMC.
Nghiêm Xuân Minh, Chánh văn phòng, văn phòng chính phủ.
Phạm Hồng Quang, Phó Giám Đốc, Viện Toán và Công ty CADPRO.
Nguyễn Khoa Sơn, Trưởng phòng, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.
Nguyễn Trọng, Phó Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ, Môi trường.
MỜI ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀ BÀI VIẾTChúng tôi mong được sự tham dự và đóng góp bài viết của các anh chị liên quan tới các đề tài sau đây:
I. Xây dựng và phát triển ngành Công nghệ thông tin Việt Nam:
Xây dựng ngành công nghiệp phần mềm (Software Industry) Việt Nam:
a. Tiềm năng, điều kiện và hoàn cảnh.
b. Các vấn đề lớn cần quan tâm và giải quyết.
c. Kinh nghiệm các nước - đặc biệt là các nước trong khu vực.
d. Vai trò hỗ trợ của thế giới.
e. Vai trò hỗ trợ và đóng góp của người Việt sống ở ngoài nước. Chương trình hành động.II. Tiếp thu Công nghệ và Đào tạo huấn luyện cho ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam:
a. Xác định "Một nền công nghiệp phần mềm" là gì ?
b. Những loại tri thức và kĩ năng trọng điểm.
c. Những công nghệ trọng điểm.
d. Điều kiện tiên quyết để dẫn đến thành công.
e. Đường đi và mức đến: nhận định và đánh giá hoàn cảnh thực tế về nhu cầu của xã hội, điều kiện và hoàn cảnh.
f. Vấn đề nhân sự trong đào tạo ứng dụng công nghệ cao trong điều kiện Việt Nam.
g. Vận dụng các loại hình và phương tiện hiện đại trong đào tạo CNTT.
h. Vai trò hỗ trợ và đóng góp của người Việt sống ở ngoài nước. Chương trình hành động.Vì đây là một buổi họp làm việc, các bài viết sẽ được phát trước, và mỗi tác giả sẽ trình bài tóm tắt (không quá 10 phút) bài viết của mình, để thì giờ nhiều hơn cho thảo luận.
BAN TỔ CHỨC
Nhóm Thảo luận Internet pp_list (theo thứ tự ABC):
Hồ Tú Bảo (Nhật), Bao@jaist.ac.jp,
Nguyễn Hoàng (Mỹ), Hoang_Nguyen@prodigy.net,
Ngô Thanh Nhàn (Mỹ), nhan@cims.nyu.edu,
Đỗ Bá Phước (Mỹ), Jdo@usa.net,
Hồ Văn Tiến (Thuỵ Sĩ), hvtien@bluewin.ch,
Hà Dương Tuấn (Pháp) Tuan.HD@wanadoo.fr,Chuyên gia Việt Nam:
Trần Lưu Chương, ChuongTL@itprog.gov.vn,
Ngô Trung Việt, VietNT@itprog.gov.vn.
Bản Thảo Đã Nhận Ngô Trung Việt, Nguyễn Kim Ánh, Nguyễn Chí Quang: Vấn đề nhân lực cho phát triển CNTT ở Việt Nam. Nguyễn Kim Ánh, Ngô Trung Việt: Dự án bồi dưỡng nhân lực cho phát triển CNTT, đặc biệt cho công nghiệp phần mềm và một số vấn đề cần sự hỗ trợ của bên ngoài. [PDF] Nguyễn Quang A, Trần Lưu Chương, Ngô Trung Việt: Một số vấn đề về mục tiêu của đề án xây dựng & phát triển công nghiệp phần mềm ở nước ta đến năm 2005. [PDF] Đỗ Văn Lộc: Phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2000-2005. [PDF] Nguyễn Khắc Lịch, Trần Việt Tuấn: Vai trò hỗ trợ và đóng góp của người Việt sống ở nước ngoài cho việc xuất khẩu phần mềm của Việt Nam. Ðặng Ðình Cung: Đề nghị một chiến-lược Việt-Nam trong ngành tin học.
Góp ý : Vũ Quang Việt: Chuẩn tiếng Việt: câu chuyện quá cũ nhưng vẫn mới. Đỗ Bá Phước: Thống nhất chữ Việt trên máy tính theo chuẩn quốc tế Unicode. Trần Hữu Dũng: Sự khác biệt của công nghệ thông tin và các công nghệ khác. [PDF]
Tài Liệu Tham Khảo Hà Dương Tuấn: Toàn cầu hoá về công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm. Hà Dương Tuấn: Ghi chú về chuẩn CORBA, chuẩn XML, ngôn ngữ Java và công nghệ 'tác tử'. Nguyễn Quang Hồng, Ngô Thanh Nhàn, Đỗ Bá Phước, Ngô Trung Việt: Chữ Nôm : Văn hoá cổ truyền và thời đại thông tin. [PDF] Giáo sư Hoàng Tuỵ: Vài suy nghĩ về toán học trong sự phát triển đất nước. [TCVN] Software R&D Strategies of Developing Countries MAIT: Industry Information Philippines IT outsourcing Các bài báo của NewYork Times: Web Moguls' Return Passage to India Connecting Rural India to the World Computer Whizzes at Philippine Pay The Indians of Silicon Valley Foreign investors chase too few Chinese startups
Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 [TCVN]
08/01/2000