VAI TRÒ HỖ TRỢ VÀ ĐÓNG GÓP

CỦA NGƯỜI VIỆT SỐNG Ở NGOÀI NƯỚC CHO VIỆC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Khắc Lịch - Viện KHKT Bưu điện
Addr: 122 Hoàng Quốc Việt - Cầu giấy - Hà nội
Email: nklich@vol.vnn.vn
Ks. Trần Việt Tuấn - Ban KHCN&CN
Email: viettuan@vol.vnn.vn

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền công nghệ thông tin hiện nay nổi lên vấn đề về xuất khẩu phần mềm (XKPM) của các nước phát triển và đang phát triển, rất nhiều từ đao to búa lớn đã được dùng, rất nhiều hội nghị đã họp chiến lược này, sách lược kia nhưng một chiến lược cụ thể cho XKPM của Việt nam thì chưa được xây dựng. Bài báo này chỉ có tham vọng phân tích và đưa ra một khía cạnh khả thi về vai trò Việt kiều hỗ trợ cho kế hoạch XKPM của Việt nam

1. Đặc trưng của công nghiệp phần mềm thế giới và các nước trong khu vực.

Công nghiệp phần mềm (Software Industry) là một ngành công nghiệp mới mẻ. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm lại đây và chủ yếu do các doanh nhân trẻ lập ra nhằm phát triển các ứng dụng cho máy tính cá nhân, cùng một số ít công ty lớn có tên tuổi sản xuất cả phần cứng lẫn phần mềm và cung cấp dịch vụ như IBM, SUN, Hewlett-Packard... Hiện nay, tuy công nghiệp phần mềm đã đạt đỉnh cao và chủ yếu do các hãng lớn của Mỹ như Microsoft, Oracle, Computer Associates, Informix, Novell... Các ước tính thống kê cho thấy khoảng hơn nửa số công ty phần mềm được thành lập sau 1990 và có đến khoảng 20% là mới thành lập trong vài năm lại đây, chứng tỏ việc lập công ty phần mềm mới đang được tăng tốc. Khoảng 90% các công ty có số nhân viên dưới 50 người, khoảng hơn 50% công ty có ít hơn 10 nhân viên. Trên 90% công ty là công ty tư nhân, phần còn lại là các công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu ra thị trường.

2. Tình hình phát triển CNTT, phần mềm trong nước

  • Thị trường

Do tác động của quá trình mở cửa và nỗ lực của lực lượng phần mềm, hiện nay ở Việt Nam đang diễn ra quá trình nhận thức ngày càng cao về vai trò và vị trí của phần mềm. Xã hội Việt Nam đang từng bước chấp nhận sử dụng phần mềm như một công cụ lao động có hiệu suất đặc biệt. Thu nhập ngày càng cao cũng là một yếu tố làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm phần mềm, nhất là các phần mềm có tính chất giáo dục và giải trí ở qui mô gia đình cũng như ở qui mô cộng đồng.

Tại TP HCM có hơn 168 công ty kinh doanh trên lĩnh vực CNTT, nhưng chủ yếu là kinh doanh phần cứng, chỉ có 34 đơn vị chuyên về sản xuất phần mềm. Trong khi tại nhiều nước trên thế giới, phần mềm tin học chiếm một giá trị rất lớn trong tổng giá trị tiêu thụ chung của thị trường tin học thì ở Việt nam, con số trên lại hết sức khiêm tốn. Năm 1996, tổng giá trị thị trường tin học Việt nam đạt 267,2 triệu USD, trong đó sản phẩm phần mềm chỉ chiếm 5%, bao gồm chủ yếu là các phần mềm được cài đặt sẵn trong máy vi tính nguyên bộ và các phần mềm do công ty máy tính nước ngoài đưa vào Việt nam. Năm 1998, con số tổng giá trị nêu trên là 180 triệu USD (riêng TPHCM chiếm 70 triệu USD). Khoảng 80% thuộc về tiêu thụ thiết bị, 20% còn lại thuộc về phần mềm và dịch vụ.

Giáo dục CNTT cho cán bộ, nâng cao việc đào tạo CNTT trong trường Đại học và THCN, đặc biệt là hướng đào tạo cán bộ CNTT, quản trị viên, chuyên gia phần mềm ở trong và ngoài nước. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm Việt nam có vai trò quyết định. Nguồn nguyên liệu quý nhất, đầu vào quan trọng nhất của công nghiệp phần mềm chính là con người được đào tạo phù hợp, chính vì vậy đầu tư cho nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định trong xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm Việt nam. Đó là một chương trình rộng lớn với sự tham gia của tất cả mọi ngành, mọi cấp từ Nhà nước trung ương đến mỗi người dân. Các điều kiện về phát triển và nâng cao nguồn nhân lực phải được đề cập từ việc đào tạo trẻ em cho đến nâng cấp và cải tổ hệ thống nghiên cứu trong lĩnh vực tin học nói chung và phần mềm nói riêng.

Hoạt động phần mềm cho phép khai thác tối đa các tiềm năng nhân lực của Việt Nam. Sự cần cù, tính ham học hỏi, thói quen suy nghĩ, tư duy trừu tượng và khả năng sáng tạo cao... là những đặc điểm tâm sinh lý của người Việt Nam tương đối phù hợp với các hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.

Phát triển tiềm lực làm nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn trước năm 2000, do đó Việt Nam đã tập trung tương đối nhiều cho hoạt động giáo dục và đào tạo về CNTT. Kết quả hàng năm đội ngũ chuyên gia phần mềm được bổ sung khoảng 200-500 người. Một số lượng lớn (khoảng 70%) chuyên gia tập trung ở các tổ chức kinh tế và quản lý Nhà nước. Đây là lực lượng tại chỗ rất cần thiết cho việc phối hợp với các tổ chức phần mềm thuần tuý trong các hoạt động ứng dụng, triển khai và sáng tạo các sản phẩm chuyên dụng.

Lực lượng phần mềm Việt Nam hiện nay đã có kinh nghiệm và đang tiếp tục phát triển nhanh, đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Sự hình thành nhiều tổ chức và

nhóm hoạt động phần mềm tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của những năm tiếp theo.

Trong những năm vừa qua, nước ta đã có cố gắng tập chung cho giáo dục và đào tạo về CNTT. Việc phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm Việt nam lại càng có vai trò quyết định đối với ngành công nghiệp trí tuệ cao này. Nguồn nguyên liệu quý nhất, đầu vào quan trọng nhất của công nghiệp phần mềm chính là con người được đào tạo phù hợp.

Hiện tại trên cả nước mới có 6 trường đại học của Nhà nước được đầu tư cho các khoa CNTT, với mục tiêu đào tạo 2.000 cử nhân và kỹ sư tin học mỗi năm. Trong 4 năm qua các trường này đã đào tạo được khoảng 7.000 cử nhân và kỹ sư tin học. Các trường đại học và dạy nghề khác đều có bộ môn tin học và tất cả sinh viên, học viên đều được đào tạo cơ bản về tin học đại cương.

3. Vai trò của người việt ở nước ngoài đối với XKPM của Việt nam

Khi nói đến XKPM chúng ta sẽ hình dung một bên tạo ra sản phẩm và bán sản phẩm (bán hàng) còn một bên mua sản phẩm (mua hàng).

Sản phẩm CNTT được đặc trưng bởi con người + phần cứng + phần mềm + các luật lệ của ứng dụng.

Vậy chúng ta phải đặt vấn đề một cách cụ thể chúng ta phải có kết hợp như thế nào? giữa những người trong và ngoài nước để có thể XKPM được Theo tôi: Những người Việt ở nước ngoài có thể hỗ trợ về thị trường ngoài nước và đào tạo con người.

Thị trường là phần quan trọng mang tính quyết định sự phát triển của nền công nghiệp phần mềm.

Thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước với thị trường ngoài nước + đặc trưng của công nghệ phần mềm là 90% là các công ty tư nhân. Vậy các anh, chị ở nước ngoài có thể giúp hợp tác theo các cách sau:

Tôi có ý định đưa thị trường ra trước để bàn cãi, chúng ta có thể hiểu nếu chúng ta đầu tư rất nhiều tiền cho công nghệ, con người nhưng không có thị trường thì chúng ta phải trả lời câu hỏi làm cái gì? Cho ai ?. Chẳng lẽ cuối cùng chúng ta chỉ có mỗi cách xuất khẩu lao đông thôi?. Lịch sử phát triển của công nghệ đều bắt nguồn từ nhu cầu và khách hàng là thượng đế.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, Vậy chúng ta sẽ bàn đến vấn đề thứ 2 là đào tạo con người đây là một lĩnh vực theo tôi sẽ có rất nhiều anh, chị sẽ bàn đến vấn đề này rất sôi động cho rằng chúng ta phải đào tạo các nhà phân tích hệ thống, các lập trình viên, các quản lý dự án, v.v.. Chúng ta sẽ rất nhầm lẫn và không có hệ thống khi tổ chức đào tạo tràn lan và sẽ phải trả giá vì nó.

Theo tôi vấn đề đào tạo con người có thể chia thành hai hướng chính:

    1. Đào tạo các đội ngũ giáo viên giảng dạy về công nghệ phần mềm. Đây chính là đội ngũ tạo nguồn cho tương lai.
    2. Đào tạo các nhà phân tích hệ thống, các lập trình viên, các quản lý dự án, .. theo chuyên ngành định hướng phát triển, ví dụ: các phần mềm cho viễn thông, tài chính, ngân hàng, v.v...

Lấy một ví dụ: Hàn quốc phát triển công nghiệp viễn thông cho đến nay là một trong mười nước đứng đầu thế giới bởi vì Hàn quốc có chính sách phát triển đội ngũ làm phần mềm cho Viễn thông từ 20 năm trước và cử ngay một lúc gần 100 người sang Mỹ để đào tạo.

- Ngoài ra có thể tổ chức các chuyên đề hội thảo về tình hình phát triển công nghệ, dịch vụ mới giữa các chuyên gia nước ngoài với đồng nghiệp trong nước

- Tổ chức các tư vấn về công nghệ, kỹ thuật cho đội ngũ làm phần mềm trong nước.

- Tổ chức đào tạo trong công việc bằng cách các công ty ở nước ngoài sử dụng lao động làm phần mềm trong nước.

Trên đây là một số ý kiến chung đã được đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân và của nhiều nhóm phát triển phần mềm trong nước.

Sau đây là một số ý kiến riêng nhờ các anh, chị ngoài nước giúp giảng dạy cho một số chuyên đề về: Chuẩn CORBA, chuẩn văn bản có đánh dấu XML, công nghệ tác tử (AGENT ), ngôn ngữ JAVA và các hướng phát triển trên môi trường LINUX.

Chúc hội nghị có một bước đi cụ thể giúp cho phát triển một nền công nghệ phần mềm Việt Nam.